Tính toán chi phí của dự án

Phát triển thương hiệu cho làng nghề Nón lá Cao Xá 2022

 
Làng nghề Nón lá Cao Xá (xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội) là một làng nghề có truyền thống lâu đời. Để giữ gìn, phát huy giá trị làng nghề rất cần có những chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và giải pháp giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm. Công ty CPTM Gia Phạm là đơn vị triển khai Dự án phát triển thương hiệu Làng nghề nón lá Cao Xá năm 2022. 
 
 
Làng nghề Nón lá Cao Xá đã có từ hàng trăm năm nay. Đây là nghề cần sự tỉ mỉ và tốn nhiều thời gian. Để làm ra được một sản phẩm, người dân trải qua rất nhều công đoạn, đó là việc rẽ lá, là lá, bứt vòng, quay nón, khâu, nức nón… nên một ngày có thể sản xuất một lao động có thể làm ra một chiếc nón.
 
Nghề làm nón tại Cao Xá có thể làm lúc nông nhàn nên trước khi diễn ra quan trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế, hầu như toàn bộ người dân Cao Xá đều sống bằng nghề làm nón lá.
 
 
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, người dân Cao Xá không còn mặn mà với nghề làm nón lá truyền thống nữa bởi thu nhập không cao nhưng mà tốn nhiều công sức và thời gian. Hiện nay, đa số người trẻ trong làng đã chuyển sang làm các công việc khác có thu nhập cao hơn. Chỉ còn lại những người già còn bám trụ với nghề bởi muốn lưu giữ hồn cốt của làng quê mình.
 
Ông Trần Thế Anh, Chủ tịch UBND xã Cao Dương cho biết: “Xã có 7 thôn thì 4 thôn nổi tiếng nhất với nghề làm nón. Ngày xưa toàn bộ người dân từ già, trẻ, đàn ông, phụ nữ trong làng nghề đều làm nón. Mỗi người một công đoạn. Hiện giờ, số hộ làm nghề đã giảm còn khoảng 60% hộ”.
 
Trước những khó khăn, thách thức làng nghề Nón lá Cao Xá gặp phải hiện nay, chính quyền địa phương và những nghệ nhân làng Nón Cao Xá đã tìm nhiều biện pháp để bảo tồn và phát triển làng nghề. Một trong những biện pháp được đẩy mạnh đó là nghiên cứu sáng tạo và đa dạng các mẫu mã nón để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong xã hội hiện đại. Từ đó tạo thêm công ăn việc làm và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
 
 
Bên cạnh đó, việc xây dựng, bảo hộ thương hiệu các cơ sở trong làng nghề cũng được chú trọng. Ông Trần Thế Anh, Chủ tịch UBND xã cao Dương chia sẻ: “Hiện nay, nhu cầu sử dụng nón lá thông dụng không nhiều. Nhưng làng nghề vẫn có thị trường tiêu thụ riêng, chính quyền chúng tôi đang định hướng cho người dân phải đa dạng mẫu mã và tăng cường quảng bá thương hiệu, đăng kí bảo hộ thương hiệu để phát triển làng nghề bền vững, tăng sức cạnh tranh trên thị trường”.
 
 
 
 
Bảo tồn và phát triển nghề làm nón lá ở thôn Cao Xá nói riêng và xã Cao Dương nói chung là việc làm cấp thiết hiện nay. Để Làng nghề tồn tại, phát triển cần có sự chỉ đạo của chính quyền các cấp và sự quyết tâm bảo tồn của các chủ thể cộng đồng Cao Xá. Để là được điều đó, cần phải có các chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất, tìm thị trường tiệu thụ cho sản phẩm, và đặc biệt quan trọng là xây dựng nhãn hiệu tập thể Nón lá Cao Xá để thương hiệu ngày càng lan tỏa rộng hơn, tiếp cận với khách hàng trong nước và quốc tế./.