Tính toán chi phí của dự án

Phát triển thương hiệu Làng nghề điêu khắc Dư Dụ năm 2022

Làng nghề điêu khắc Dự Dụ (xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội) có bề dày truyền thống mấy trăm năm. Với bàn tay tài hoa và sự nhạy bén với thị trường mỹ nghệ, những nghệ nhân làng nghề đã tạo nên những sản phẩm đẹp và chất lượng. Tuy nhiên trước sự cạnh tranh như hiện nay cần phải có chiến lược phát triển thương hiệu làng nghề điêu khắc Dư Dụ tốt hơn nữa. 

Gia Phạm là đơn vị triển khai xây dựng và phát triển Thương hiệu Làng nghề Điêu khắc Dư Dự năm 2022

Từ trung tâm thành phố Hà Nội đi về phía Tây Nam, theo đường trục cienco 5 khoảng 20km thì đến đầu làng nghề Dư Dụ. Theo ông Nguyễn Văn Đạo, sản phẩm phổ biến nhất của làng nghề hiện nay là phục vụ nhu cầu của người có thú chơi trưng bày những biểu tượng của sự yên vui, may mắn, đó là hình tượng ông Phúc, Lộc, Thọ, Phật Di Lặc... Những sản phẩm ấy được làm ra bởi những con người rất đỗi bình dị, họ chuyên cần làm công việc đòi hỏi sự khéo léo trong từng chi tiết. Nào là những đường lượn cho cái bụng ấm no của ông Di Lạc, vừa căng tròn lại thêm cái miệng cười tươi rất yêu đời, là gương mặt hiền từ và cái tai trường thọ của đức Thích Ca Mâu Ni...

Theo ông Nguyễn Xuân Chánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã Thanh Thùy, ở làng Dư Dụ, trên 90% người dân làm nghề điêu khắc, nhưng có điều lạ là chưa có một người nào nhận mình là nghệ nhân (dù nhiều người đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân), họ chỉ nhận mình là người thợ lành nghề. Về già họ vẫn miệt mài truyền lại những kinh nghiệm quý báu của cả cuộc đời mình cho thế hệ sau, để dù qua bao năm tháng và biết bao thăng trầm của lịch sử, những tuyệt kỹ của nghề chạm khắc Dư Dụ vẫn không bị mai một.

Không ai biết nghề điêu khắc Dư Dụ có từ khi nào, chỉ biết rằng đình của làng thờ ông tổ làng nghề cũng đã trên 500 năm. Thời vua Minh Mạng đã từng mời hàng chục người thợ của làng nghề Dư Dụ vào kinh đô Huế góp phần xây dựng cung đình nguy nga tráng lệ của nhà Nguyễn. Cảm phục tài năng của những người thợ, Vua Minh Mạng đã ban sắc phong cùng nhà cửa, ruộng vườn, bổng lộc ngay tại kinh đô Huế. Sau này những người thợ Dư Dụ đã ở lại Huế và lập thành làng Túc (tên làng trước đây của Dư Dụ).

Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát, gây ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng với các ngành nghề khác, những người thợ làm nghề truyền thống, trong đó có nghề điêu khắc Dư Dụ cũng phải gánh chịu nhiều thiệt hại. Bởi vậy việc triển khai xây dựng và phát triển thương hiệu Làng nghề Điêu khắc Dư Dụ năm 2022 là vô cùng cần thiết. 

 

 

 

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm Làng nghề truyền thống góp phần đưa các sản phầm làng nghề đến được nhiều người tiêu dùng hơn. Nhưng không phải doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nào cũng đủ lực để đầu tư cho phát triển thương hiệu./.